“Điều quan trọng  là tôi vẫn đang tiếp tục viết”

Báo Người Hà Nội  phỏng vấn nhà vănThế Dũng

 

   Cách nay không lâu, Nhà xuất bản Hội nhà văn đă ấn hành tiểu thuyết Một nửa lá số của  nhà văn Thế Dũng. Đây là cuốn tiểu thuyết lạ về h́nh thức và sâu sắc về nội dung, lại đặc biệt hấp dẫn nữa. Cũng có thể coi đây là đứa con tinh thần mà Thế Dũng đă “ mang nặng đẻ đau” nhiều năm trong thân phận của một kẻ luôn đau đáu về cơi người, thân phận người.

    Người Hà Nội xin giới thiệu cuộc phỏng vấn với nhà văn Thế Dũng về Một Nửa Lá Số do nhà thơ Đặng Huy Giang thực hiện.

                                                                 

Nhà Thơ Đặng Huy Giang: Cứ theo lời mở và những gịng cuối cùng th́ bản thảo tiểu thuyết Một nửa lá số được bắt đầu từ mùa hạ năm 1989 ở Berlin và hoàn thành vào 12.04.2008. Như vậy là anh đă mất ngót ngét 19 năm để viết và  hơn một năm sau cuốn sách này mới ra đời được tại Việt Nam bởi NXB Hội nhà văn. Liệu có truân chuyên  bí ẩn ǵ  đằng sau chuyện này không?

Nhà văn Thế Dũng: Trước khi trở thành sách,  nhiều bản thảo tiểu thuyết c̣n truân chuyên trắc trở   hơn bản thảo Một Nửa Lá Số của tôi rất nhiều. Sau mấy chương đầu th́ tôi phải ngưng viết khá lâu để tự minh định lại cấu trúc. Có những ngày tháng tôi tự dẹp bản thảo một MNLS sang một bên để  vật lộn mưu sinh và chuẩn bị thêm tư liệu hoặc để viết các cuốn khác như Hộ Chiếu Buồn, T́nh Cuội…khi mà cấu trúc và văn mạch của các cuốn kia đă sáng rơ và đang trôi chảy.

 

ĐHG: Tôi thấy ở phần I  Mắt Trong Mây nhân vật chính luôn luôn ngoái đầu nh́n lại. Phải tới phần II Cây Bật Gốc th́  “hắn” mới bắt đầu nh́n vào thực tại. Tại sao anh lại chia cuốn sách thành hai phần ?

TD: Có lẽ là v́ c̣n có những phần khác nhưng lại thuộc về cuốn tiếp sau đó. Sự  khép lại MNLS chẳng qua chỉ là sự chuẩn bị cho sự bắt đầu của một tiểu thuyết khác.

 

ĐHG:  Vừa đi đi về về theo trục Berlin –Hà Nội – Berlin theo nhịp sống làm ăn, sau khi hoàn thành tập bản thảo MNLS dầy cộp  anh cảm thấy  sức lực ḿnh ra sao ?

TD: Sau khi giao bản thảo cho NXB, tôi lập tức đi du lịch Hàn Quốc một tuần và tự thấy nếu không giải lao một chút th́ sẽ gục ngă và kiệt sức. Tuy nhiên chỉ một tháng sau đó tôi lại túc tắc viết tiếp cuốn khác.

 

ĐHG: Nếu tôi không nhầm th́  măi cuối tháng 10 năm 2009 MNLS mới bắt đầu phát hành tại Hà Nội;  lúc đó báo điện tử www.gió –o đă đăng tải tới chương 22 của tiểu thuyết MNLS. H́nh như ấn bản MNLS của NXB Hội nhà văn ở Hà Nội và ấn bản trên mạng của Gió-O phát hành không giống nhau ?

TD: Đúng như thế !

 

ĐHG: Việc này có làm anh phiền muộn ǵ không ?

TD: Nhà văn chủ biên Lê Thị Huệ  khởi đăng MNLS trên Gió-O theo tinh thần giữ nguyên tác. Biên tập viên của NXB Hôi nhà văn th́ biên tập bản thảo MNLS  với tinh thần coi MNLS như đứa con tinh thần của chính bản thân ḿnh. Tôi hiểu và  chấp nhận các đề nghị rút gọn - cắt bỏ đi 3,4 chương hoặc thay đổi một vài tên của nhân vật này nhân vật khác của nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư để bản thảo MNLS có thể thành sách.  Điều thú vị là cả Lê Thị Huệ và Nguyễn Thị Anh Thư đều nhận ra “cấu trúc lá số” trong những chương đoạn mà tôi sắp đặt v́ cả hai chị này đều khá sành sỏi về Tử Vi Đẩu Số. Cho nên tôi hoàn toàn hài ḷng với cả hai cách xử lư của hai nữ văn sĩ ở hai phương trời khác nhau đối với bản thảo MNLS.

 

ĐHG: Cũng hơi lạ !  Nhiều tác giả bị biên tập cắt xén một chút đỉnh là đă đỏ mặt tía tai. Anh  bị rút gọn đến vài chương mà vẫn thản nhiên…Thế là thế nào ?

TD: Thế có nghĩa là tôi đă biết hài ḷng và chấp nhận cái thực tế địa văn hóa-chính trị mà bản thảo tiểu thuyết của tôi sinh sống ở đó. Có sao đâu, rốt cuộc th́ cuốn sách cùng với những điều cốt lơi của nó đă đến tay với những bạn đọc quen biết. Mới đây,  nhà xuất bản Horlemann ở Đức đă đề nghị đổi tên tiểu thuyết Hộ Chiếu Buồn của tôi thành Giấc Mộng Orly khi họ muốn in và phát hành ấn  bản tiếng Đức của Hộ Chiếu Buồn ở  Đức và Châu Âu. Tôi OK ngay v́ hiểu rằng như thế có nghĩa là tâm lư độc giả Đức và Châu âu  hiện đang ưa một cái tựa sách có vẻ  lăng mạn hơn là  một cái tựa sách có chữ buồn. Có sao đâu, miễn là tiểu thuyết của tôi đến được bạn đọc.

 

ĐHG: Tràn đầy tinh thần tự vấn và những phân thân khắc khoải của một kẻ hành hương t́m kiếm chính ḿnh trong những chốn tâm linh u uẩn, “ hắn”  là một nhân vật rất “tiểu thuyết” . Nhưng dù sao th́ nhân thân của “hắn”  đă khiến cho MNLS  đậm đà  không khí của một tiểu thuyết tự truyện. Anh có thể tiết lộ có bao nhiêu phần trăm là hư cấu và bao nhiêu phần trăm là chuyện thật ?

TD: Tôi là một người khác được gọi là “hắn” và một người khác cũng có thể là tôi nhưng được gọi là “nó”. Trong tôi, đôi khi có cả “nó”, lẫn “hắn”. V́ thế, có thể nói MNLS vừa là thật 100% và cũng là hư cấu 100%. Nhân đây cũng xin được chia xẻ với ai đó trong số những người quen biết tôi đừng bao giờ v́ bắt gặp một chút kư ức nhân thân na ná mà có cảm giác đă bị tác giả  lôi vào cuốn sách với dụng ư giễu cợt. Tôi ®· nhập thân, tôi ®·  hóa thân, tôi ®· ḥa cảm vµo dßng ư thøc với rất nhiêu thân phận, với vô khối cảnh ngộ. Trong tiểu thuyết MNLS, tôi bịa tạc ra tất cả những ǵ mà tôi tưởng tượng ra.  Tôi tưởng tượng và bịa đặt rất chân thành. Với tôi, không chỉ có thơ mà ngay cả tiểu thuyết cũng có thể là nơi mà ḷng thành nơi tôi có thể tỏ bày với một lư trí nghiêm khắc.

 

ĐHG: Phải chăng “hắn”, “tôi”, “nó” trong MNLS cũng chính là sự phân thân của tác giả ? Như vậy là anh đă lấy chính bản thân ḿnh làm một ví dụ văn chương  ?

TD: Người không quen biết tôi sẽ không có nghi vấn như anh. Nhưng lộn trái gan ruột bản ngă  ḿnh  trên những trang viết là điều không dễ làm. Với MNLS tôi mới chỉ bắt đầu thể nghiệm một lối viết “lộn trái gan ruột”. Hóa ra việc này cũng rất cần đến ḷng can đảm.

Dường như chẳng có nhà văn “hướng nội” nào  lại không biết  sử dụng  ḿnh như một tài liệu sống để viết tiểu thuyết. Tôi có thể kể ra cho anh vô khối nhà văn nổi tiếng luôn luôn có cản đảm lấy bản thân ḿnh  làm nguyên mẫu để hư cấu thành nhân vật chính.

 

ĐHG: Có lẽ nên để một dịp khác ta sẽ khơi sâu vào đề tài này tôi muốn trở lại với MNLS. Anh hăy nghe  đoạn văn này: Chấp nhận thử thách, tự bật rễ khỏi cố hương chúng ta không thể thụ động chờ đợi thánh thần vun bón bù tŕ cho sự bật rễ mà ḿnh đă tự nguyện. Chẳng c̣n cách nào khác là chúng ta phải tự phóng sinh nhựa sống của ḿnh xuống miền đất lạ để mà tự bén cành, tự cắm rễ mà tự sinh thành một cách bất khuất ở miền đất mới. Tại trang 556 của tiểu thuyết MNLS, người bạn họa sĩ, người đă “bật rễ” sang Đông Đức trước hắn bảy năm đă tâm sự với hắn như thế trong một lá thư. Phải chăng một trong những thông điệp mà MNLS muốn gửi muốn gửi đến bạn đọc là cái mong muốn chúng ta c̣n có thể nhắn gửi cho nhau cung cấp cho nhau những kinh nghiệm di cư hoặc lưu vong của người Việt nói riêng và của cả nhân loại ?

TD: Cảm ơn sự suy ngẫm trang trọng của nhà thơ. Tôi không có tham vọng gửi thông điệp. MNLS chỉ là tiểu thuyết thế tục kể những chuyện đời thường của “hắn”, của “nó” hoặc của “tôi”, nhiều khi chỉ  là những chuyện lặt vặt phàm trần của những mảnh đời sống rất đỗi b́nh thường ở một thời gian khó chưa xa.

 

ĐHG: Anh có thể tiết lộ sự đặc biệt trong cấu trúc của tiểu thuyết MNLS ?

TD: Anh có thể t́m thấy điều đó trong chương cuối của MNLS. Điều thú vị là trong khi khai thác triệt để cấu trúc của một lá số Tử Vi Phương Đông th́ cấu trúc tiểu thuyết của tôi lại gần gũi một nghệ thuật xắp đặt có hơi hướng hiện đại. Theo thứ tự xắp đặt sau khi đă được rút gọn th́  đó là chương thứ 43. Nhưng  rốt cuộc chương 43 đă được biên tập viên của NXB  đặt là Vĩ Thanh.Tôi đă hơn hai lần cảm ơn nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư v́ điều này.

 

ĐHG: Có phải chăng chính v́ có cấu trúc đặc biệt như vậy cho nên để  nguyên tác như cảm nhận  của  Chủ Biên Gió O th́ tuyệt vời. Nhưng nhỡ có thử rút gọn và cắt, bỏ theo cách của Nguyễn Thị Anh Thư  th́ vẫn không hề hấn ǵ ?

TD:  Tôi th́ cho là thế. Nhưng người nào không biết một chút ǵ về  cấu trúc của một lá số Tử Vi  hoặc các độc giả đă đọc cả hai ấn bản khác nhau th́ chưa chắc.

ĐHG:  Anh có linh cảm ǵ  về sự đón nhận tiểu thuyết MNLS của độc giả ?

 

TD: Ban đầu tôi nghĩ MNLS chỉ thích hợp với  lớp độc giả luống tuổi.  Hóa ra có người trẻ hơn tôi đến hăm lăm ba mươi tuổi cũng rất vồn vă với MNLS. Thực ḷng, bây giờ MNLS  không c̣n là của riêng tôi. Có thể nói nó đă là của chung thiên hạ. Ai phân tích khen chê,  hoặc trách mắng chửi bới xin cứ tùy tâm. Điều quan trọng là tôi  vẫn đang tiếp tục viết …

ĐHG: Cảm ơn anh.

 Người thực hiện Đặng Huy Giang

Người Hà Nội, số 50 ra ngày 11/12/2009

www.thedung.com.vn