Design: Thai Gottsmann Gästebuch_5 Đọc cuốn sách này, ta gặp được những mảnh cội nguồn truyền thống : thiên tình sử Chử Đồng Tử- Tiên Dung, Vua Hùng, Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác...cho đến những trang bản thảo của các em học sinh trường năng khiếu gần đây. Từ những tác giả-tác phẩm trong nước, các thời kỳ , như : Hàn Mặc Tử, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa,Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban...cho đến những tác giả đang làm việc, sinh sống tại các nước,như : Vũ Thư Hiên, Viên Linh, Lê Trọng Phương, Trần nghi Hoàng, Ngô Nguyên Dũng...Thế Dũng như người đi thuyền trên sông giữa đôi bờ, thả sức ngắm, thả sức bình những điều bắt gặp trong thực tế, cũng như trong tâm tưởng.   Thế Dũng là một nhà văn sung sức, đi nhiều hiện nay. Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn, đã từng là người lính ở chiến trường Miên Nam, sau giai phóng anh tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, sáng tác, viết báo, công tác tại Hội VHNT tỉnh Hải Hưng những năm 80...sau đó , tháng 4 năm 1989 sang làm việc ở Đông Đức. Từ 1994, anh được biết tới như là một thi sĩ đại diện cho người Việt Nam làm việc tại một Trung tâm giao tiếp văn hóa Quốc tế tại Berlin ( Kultur ist Plural e.V). Hiện nay, anh đang là Giám đốc Editon VIPEN, một nhà xuất bản tại CHLB Đức. Hơn nửa đời người “ thiên di”, và lao động sáng tạo, anh đã đư a đến cho chúng ta 15 tác phẩm văn học, những đứa con tinh thần đáng yêu, đáng để ngẫm ngợi, gồm nhiều thể loại : thơ, kịch, tiểu thuyết, tùy bút...( qua các ngôn ngữ Viiệt, Đức).       Trong Thế Dũng có một ông Thầy. Trong Thế Dũng có một người lính. Một gịong tự tin, hào sảng khác lạ. Và, chúng ta có th êm một nhà văn đích thực, dấn thân, đầy đam mê ,từng trải- họ Vũ, tên Thế Dũng.   Đà Linh Nhà văn Thế Dũng và lá số văn chương Lý Thu Thảo Dáng vẻ đại gia, giữ vị trí tổng giám đốc, sống và làm việc nay Việt, mai Đức, nhưng ở nhà văn Thế Dũng vẫn hiện lên những gì là của ngày hôm qua. Những con chữ nhảy múa trong tiểu thuyết mới Một nửa lá số của ông vẫn luôn luôn là những hoài niệm về quê hương, về quá khứ. - Thưa nhà văn Thế Dũng, trong phần mở của tiểu thuyết có nói cái tên Một nửa lá số sẽ ăn khách vì đa số người ta mê tử vi. Cách đặt tên như vậy hình như là một “tuồng cũ“?. * Ai cũng tìm cách đặt cho tác phẩm của mình một cái tên hấp dẫn. Tôi nghĩ là cái tên Một nửa lá số có vẻ cũng...dễ câu khách! Nhưng quan trọng là nội dung có câu được khách hay không. - Hình ảnh lá số ám ảnh qua các trang viết. Ông có ngại bị đánh giá là người mê tín hay là... truyền bá sự mê tín? * Jean Paul Sartre đã viết Buồn nôn và Cửa đóng kín, Albert Camuy viết Người xa lạ và Ngộ nhận để truyền bá học thuyết hiện sinh, học thuyết phi lý bằng hình thức tiểu thuyết và kịch, nhằm chỉ ra thân phận con người Châu Âu sau cuộc đại chiến kinh hoàng của thế kỷ trước. Tôi dùng cấu trúc của một lá Tử vi Việt Nam để bộc bạch số phận lưu lạc của một thế hệ trí thức Việt Nam trong thập kỷ tám mươi của thế kỷ 20 chứ không phải Weiter
Es gab eine Zeit, da das Unvorstellbare vorstellbar wurde Und das Unmögliche tatsächlich geschah "...Ấy là thời gian mà những điều không thể hình dung đã thành có thể Và những điều không được xảy ra đã xẩy ra rồi..." Thế Dũng